Nắng đã lên cao, khung cảnh chợ náo nhiệt ồn ào. Anh nhìn chị, chị nhìn
anh và rồi họ cùng nhìn về những chậu hoa Vạn thọ của mình. Ba mươi Tết, ngày
cuối của một năm đầy vất vả. Anh chị mong ngày đầu năm tốt đẹp và suôn sẻ. Cũng
như những cánh hoa Vạn thọ kia vàng rực hứa hẹn một ngày mới.Và Vạn thọ sẽ là vạn
thọ cả năm.
Trước khi chở hoa đi bán, các con của họ tíu tít dặn cha, dặn mẹ mua đủ
thứ. Hai vợ chồng cười xoà nhìn con, bao nhiêu ngày chăm sóc, hứa hẹn một món
tiền kha khá lo cho con, lo cho cái tết chu đáo.
Ở chợ, hoa muôn màu muôn vẻ. Hoa thật có, hoa giả có. Nào Mãn đình hồng,
Điền tử lan, Trắc bá diệp, Thược dược, Cúc tứ quý, Tường vi, Hải đường…..Chúng được
tỉa tót, trưng bày trông thật sang trọng. Nhìn hoa của người, anh chị lại thấy
xót cho hoa của mình. Họ cũng có Vạn thọ nhưng là loại hoa nhập từ xứ người nên
trông hoa rất đẹp. Nhìn vợ, anh an ủi chị: “Không sao đâu em! khách mua hoa của
mình là các mẹ, các chị như mình vậy, họ sẽ mua sạch hết cho em coi. Trên bàn
thờ tổ tiên mỗi nhà thế nào cũng phải có bình hoa Vạn thọ trên bàn thờ ông bà
chứ !”.
Nắng càng lên cao, ruột gan anh chị càng nóng rực. Nhìn hoa của mình xơ
xác, thiếu nước dưới ánh nắng gay gắt làm anh chị càng xót xa, thấp thổm. Khách
thường ghé qua những hàng hoa đẹp, lạ và
nhiều màu sắc; chỉ có một vài bà nội trợ thỉnh thoảng ghé qua rồi trả giá và
đi. Một số người đi chợ có thu nhập thấp đều có tâm trạng như bác xích lô hay
chị bán hàng rong chờ đến trưa gần giờ cúng ông bà mới đi mua hoa vì lúc đó hoa
sẽ bán rẻ hơn, biết đâu chừng người bán hoa lại phải năn nỉ cho hoa, vì hoa đắt
tiền họ còn chở về hôm khác bán, chở hoa Vạn thọ đem về làm gì chỉ tốn thêm tiền
chuyên chở.
Sưu tầm
Tết không có pháo nhưng không làm không khí tết lắng xuống, đường phố vẫn
tấp nập, nhộn nhịp. Người người đi mua sắm, khệ nệ, mang vác, í ới…mọi người,
mọi vật càng làm cho tâm trí của anh chị càng rối bời
Một người đàn ông tầm thước, da trắng hồng, ăn mặc giản dị nhưng không
che lấp được cốt cách sang trọng. Ông ta dừng lại hàng hoa của anh chị:
-
Hoa bán thế nào anh chị?
- Một cặp hoa là mười ngàn, nhưng đã trưa quá! Chú cho
bao nhiêu cũng được!
Người khách khẽ
nhíu mày: “Cho bao nhiêu cũng được? Sức lao động bỏ ra chỉ đổi lấy sự tuỳ ý của
khách?” Nhìn hai vợ chồng trẻ cằn cỗi trước tuổi, thể hiện sự lam lũ, khó nhọc
vì miếng cơm manh áo. Người vợ với chiếc áo bà ba màu hoa mười giờ, có lẽ chỉ
mặc được thêm vài lần, còn anh chồng, râu tóc bù xù, đôi mắt trũng sâu vì thiếu
ngủ.
- Anh chị để tất cả hoa lại cho tôi nhé !. Tôi xin gởi lại
tiền…Người khách rút ví lấy ra tờ giấy một trăm đô, đưa cho anh chồng và nói:
- Hai vợ chồng tranh thủ vào Ngân hàng đổi tiền, tôi không có sẵn tiền Việt Nam
Mọi người xúm
quanh hai vợ chồng bán hoa và ông khách lạ. Họ xầm xì, to nhỏ, còn hai vợ chồng
anh thì nhìn ông khách, rồi lại nhìn tờ giấy bạc... Có anh sửa đồng hồ trước hàng
hoa giải thích:
- Tiền này đổi ra đến khoảng hơn triệu đấy, lời to rồi!
Anh chồng rụt rè nói với ông khách:
- Chú ơi! Hoa của vợ chồng con bán
chỉ giỏi lắm là vài trăm ngàn, chú đưa nhiều quá! con không dám nhận!
- Tôi trả tiền…..chẳng biết có tương
xứng không, nhưng tôi biết anh chị bỏ ra nhiều sức lao động để trồng hoa. Khó
khăn lắm mới mang được hoa ra tận đây, có lẽ do thiếu điều kiện, phương tiện
trồng, hoa của anh chị không bằng hoa của người khác. Thôi cố gắng vậy nhé, cứ lấy
vui vẻ như món quà đầu năm vậy mà!
Nói đoạn, ông
quay sang mọi người xung quanh:
- Tôi xin biếu mỗi người ở đây một cặp Vạn thọ, gọi là món quà đầu năm. Tôi
nhờ vợ chồng anh bán hoa tặng mọi người giúp tôi.
Sưu tầm
Ông vừa dứt lời, mọi người xúm nhau chọn lựa, chưa có hàng hoa nào mà
mọi người xúm vào lựa chọn, giành giật đông đến như vậy, hai vợ chồng anh bán
hoa như vừa trãi qua một giấc mơ cổ tích, ở đâu lại ra một người hào phóng đến
thế .Mấy đứa trẻ bán hàng rong nhanh chân với những chậu hoa đẹp, rồi đến mấy bác
xích lô, mấy bà, mấy cô đi chợ muộn, mọi người hớn hở với chậu hoa không mất tiền
mua.
Chỉ một lát sau, hàng hoa của anh chị chỉ còn sót lại một chậu hoa héo rũ, vài bông hoa bị bầm dập. Ông khách đi tới cúi xuống ôm chậu hoa vào lòng và thả bộ đi tiếp. Anh sửa đồng hồ tỏ ra am hiểu việc đời kể lại cho mọi người xung quanh, ông ấy là Việt kiều giàu lắm nhưng xài rất kỹ, chẳng biết sao mà lại trả tiền cho hai vợ chồng anh nhiều thế! Ông khách thoáng nghe, khẽ cười thầm, ông nghĩ: Cuộc đời có những bất công nhưng không ai lý giải được, có người nhờ lanh lợi, mưu mô mà làm giàu rất nhanh, còn họ, những nông dân chân chất với sức lao động bỏ ra rất nhiều nhưng kết quả gặt hái không đáng là bao, họ rất siêng năng, cần mẫn nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo.
Đi chợ hoa, ông càng thấy người Việt mình hiện nay ít dùng hoa Vạn thọ, họ lại chuộng những sắc hoa mới cầu kỳ được nhập từ xứ người. Con người thật lạ, những gì hiện hữu quanh mình thường ngày đều không quan tâm và coi đó là chuyện bình thường nhưng đến một lúc nào đó không còn cái mà mình gọi là bình thường thì bắt đầu nuối tiếc. Ở xứ lạ quê ngưởi, vật chất sung túc nhưng ông lại nhớ da diết những gì thật bình dị, chân phương từ gốc lúa. bờ tre, ngọn gió bấc mỗi chiều hay hương vị của bánh tráng mắm ruốc quê nhà…
Và bây giờ ông đang hít thở hương hoa Vạn thọ, bông hoa của làng mạc Việt Nam, của mỗi bàn thờ tổ tiên ông bà. Mùi hương in đậm trong tiềm thức của ông từ khi còn nhỏ, đến hôm nay được về lại quê hương, được hít thở mùi hương ấy đối với ông thật mãn nguyện và hạnh phúc.
Chỉ một lát sau, hàng hoa của anh chị chỉ còn sót lại một chậu hoa héo rũ, vài bông hoa bị bầm dập. Ông khách đi tới cúi xuống ôm chậu hoa vào lòng và thả bộ đi tiếp. Anh sửa đồng hồ tỏ ra am hiểu việc đời kể lại cho mọi người xung quanh, ông ấy là Việt kiều giàu lắm nhưng xài rất kỹ, chẳng biết sao mà lại trả tiền cho hai vợ chồng anh nhiều thế! Ông khách thoáng nghe, khẽ cười thầm, ông nghĩ: Cuộc đời có những bất công nhưng không ai lý giải được, có người nhờ lanh lợi, mưu mô mà làm giàu rất nhanh, còn họ, những nông dân chân chất với sức lao động bỏ ra rất nhiều nhưng kết quả gặt hái không đáng là bao, họ rất siêng năng, cần mẫn nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo.
Đi chợ hoa, ông càng thấy người Việt mình hiện nay ít dùng hoa Vạn thọ, họ lại chuộng những sắc hoa mới cầu kỳ được nhập từ xứ người. Con người thật lạ, những gì hiện hữu quanh mình thường ngày đều không quan tâm và coi đó là chuyện bình thường nhưng đến một lúc nào đó không còn cái mà mình gọi là bình thường thì bắt đầu nuối tiếc. Ở xứ lạ quê ngưởi, vật chất sung túc nhưng ông lại nhớ da diết những gì thật bình dị, chân phương từ gốc lúa. bờ tre, ngọn gió bấc mỗi chiều hay hương vị của bánh tráng mắm ruốc quê nhà…
Và bây giờ ông đang hít thở hương hoa Vạn thọ, bông hoa của làng mạc Việt Nam, của mỗi bàn thờ tổ tiên ông bà. Mùi hương in đậm trong tiềm thức của ông từ khi còn nhỏ, đến hôm nay được về lại quê hương, được hít thở mùi hương ấy đối với ông thật mãn nguyện và hạnh phúc.
Ôm chậu hoa vào lòng, ông khách nghe mùi Vạn thọ thoang thoảng đưa hương,
cái mùi thân quen làm sao.
Giữa phố phường của trưa ba mươi Tết, vừa đi ông vừa lẩm bẩm một mình: Vạn
thọ sẽ là vạn thọ cả năm.
Bảo Nghi
(Bài đăng trong Tạp chí Hoa nắng
của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh
Ninh Thuận, số 4, tháng 4/1999)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét